Sở thích của việc nuôi các loại tôm cảnh đang được phát triển phổ biến trong giới chơi thủy sinh từ rất lâu, việc nuôi các loại tôm cảnh không chỉ dành riêng cho những người trong giới nhà giàu mà bất kỳ ai cũng có thể sở hữu nó. Hãy cùng thuysinh43 tìm hiểu chi tiết hơn về các loại tôm cảnh phổ biến nhất hiện này và những điều bạn cần biết để nuôi tôm cảnh luôn được khỏe mạnh trong bài viết dưới đây nhé!
Cách chọn giống tôm dễ nuôi
Sự phổ biến này diễn ra không gây ngạc nhiên với những người đã quen thuộc với tôm cảnh, bởi chúng có màu sắc hấp dẫn cùng với sự đa dạng trong các loại tôm cảnh vô cùng thú vị.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện vô số các loại tôm cảnh khác nhau, các loại tôm cảnh này có giá khoảng từ vài chục ngàn, thậm chí có thể lên đến vài triệu đồng, vì vậy, việc chọn lựa loại tôm nào để nuôi dưỡng cùng niềm đam mê của bản thân là còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn.
Việc nuôi tôm cảnh rất dễ, chỉ cần bạn luôn giữ nước trong hồ được sạch sẽ và cho ăn đều đặn, đầy đủ. Đối với những việc này cũng đã giúp chúng có một màu sắc đẹp và sinh sản rất nhanh. Những người nuôi tôm cảnh thường ưu tiền các loại tôm cảnh có màu cam, đỏ hoặc xanh để giúp bể thủy sinh trở nên nổi bật. Khi chọn mua tôm cảnh, bạn nên chọn những con tôm năng động và bơi khỏe, con tôm có màu sắc bắt mắt và phải còn đủ 2 càng 8 chân.
Tổng hợp các loại tôm cảnh phổ biến và được yêu thích nhất
Với các loại tôm cảnh ở Việt Nam, phổ biến với 3 loại chính đó là Procam, Pro Ghost và Destructor, đây đều là các loại tôm càng cảnh nước ngọt có vẻ ngoài đẹp mắt, rất thích hợp để nuôi làm tôm kiểng trong nhà, cụ thể:
Tôm cảnh Procam
Procambarus chính là một trong các loại tôm cảnh phổ biến và được nhiều người yêu thích làm tôm càng kiểng trong nhà hiện nay, bởi chúng dễ thích nghi với môi trường mới và dễ chăm sóc hơn so với các dòng khác. Đặc biệt tên tiếng việt của nó được gọi là tôm hùm xanh và tên tiếng anh là Crayfish Procambarus.
Procam là một loại tôm càng cảnh thuộc nước ngọt, chúng có thể trạng vô cùng khỏe mạnh, khi trưởng thành thì cơ thể chúng có kích thước khoảng 10cm đến 12cm. Màu sắc của dòng tôm Procam này gồm màu xanh dương, cam, đỏ và trắng. Bên cạnh các loại thức ăn công nghiệp dành riêng cho chúng thì Procambarus còn thích ăn các loại cá nhỏ, trùng chỉ, tép, trùng huyết, đặc biệt tuổi thọ của dòng tôm này có thể sống được 5 năm.
Tôm cảnh Destructor
Destructor Crayfish khi thay đổi nguồn thức ăn thì màu sắc lúc trước của chúng cũng sẽ thay đổi theo. Ví dụ là chúng có màu xanh khi mà thưởng thức các loại thức ăn như là trùn chỉ, atimia, còn khi ăn các loại thức ăn không có chất dinh dưỡng thì chúng sẽ có màu trắng,…
Đặc điểm nhận dạng của tôm Destructor này chính là sở hữu một cặp càng vô cùng to, kích thước của tôm khi trưởng thành có thể đạt đến khoảng 10cm đến 15cm. Chúng có rất nhiều màu sắc như là đen, trắng, xanh rêu, xanh dương hay nâu đất,… Loài tôm cảnh Destructor này có tính cách khá hung dữ nhưng chúng dễ chăm sóc và dễ dàng sinh sản rất nhanh.
Tôm cảnh Pro Ghost
Nguồn gốc của dòng tôm cảnh Pro Ghost này là lai tạo trong bể ở Đông Nam Hoa Kỳ. Đặc điểm nhận dạng của chúng chính là càng của chúng vô cùng dài, sở hữu màu sắc vô cùng bắt mắt như là xanh phối trắng, nâu xanh trắng hoà với nhau,…
Khi trường thành tôm cảnh Ghost thường có kích thước rơi vào khoảng 2.5 cm đến 7.5 cm. Ngoài ra tính tình của tôm cảnh Ghost khá hung dữ, nó có thể sẵn sàng tranh giành lãnh thổ với đồng loại của mình. Tôm cảnh Ghost là loài ăn tạp, có thể ăn cá nhỏ, rong rêu, hạt khô, tép luộc, trùm chỉ,…
Những điều cần lưu ý để nuôi tôm cảnh khỏe mạnh
Nuôi tôm cảnh không cần quá nhiều kỹ thuật phức tạp, nhưng bạn cũng cần phải có kiến thức cần thiết để nuôi dưỡng và chăm sóc tôm sống khỏe mạnh được.
Bể nuôi tôm cảnh
Bởi vì tôm cảnh dễ thích nghi với môi trường mới nên khi nuôi tôm cảnh bạn không cần chuẩn bị bể nuôi quá cầu kỳ, chỉ cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Nhiệt độ: Khoảng 20 độ C – 30 độ C.
- Chỉ số độ PH: 6.5 – 8.2.
- Sử dụng bộ lọc để hỗ trợ cung cấp oxy cho tôm cảnh trong hồ.
- Thay nước từ 1 – 2 lần/ tuần, mỗi lần thay từ 30 – 50% thể tích nước có trong hồ và chất lượng nước đảm bảo sạch và đã khử Clo.
Trong bể nuôi tôm cảnh cần phải trang bị thêm các nham thạch to hay các sỏi suối, nhánh cây,… Những vật liệu này sẽ tạo nên một môi trường cho tôm cảnh trú ẩn, vui chơi. Có thể tận dụng ống nước cắt thành khúc vừa để làm hang cho tôm cảnh lẩn trốn hoặc là trang trí thêm các bụi cây, đèn led để bể thủy sinh của bạn trở nên lộng lẫy hơn.
Chăm sóc tôm cảnh (Bị lột vỏ)
Điều quan trọng trong quá trình nuôi các loại tôm cảnh là bạn phải biết chăm sóc chúng. Đặc biệt trong quá trình phát triển thì giai đoạn lột vỏ là cực kỳ nhạy cảm. Vào thời kỳ lột vỏ, tôm cảnh thường xuất hiện đốm trắng mờ nằm ở góc mắt ngay phần tiếp nối giữa cổ và đầu tôm ở dưới lớp vỏ, lúc này chúng sẽ cảm thấy bị tổn thương vô cùng.
Nếu bạn muốn chăm sóc các loại tôm cảnh trong giai đoạn khi lột vỏ này thì nên cẩn thận và cho chúng ra một chiếc bể nhỏ riêng. Điều này sẽ hạn chế việc tôm bị gãy càng hoặc tác động xấu khác. Thường mỗi con tôm cảnh sẽ lột khoảng 11 lần, do đó bạn cần quan sát để chăm sóc chúng được hợp lý nhất.
Một số loài cá nên nuôi cùng với tôm cảnh
Để cho bể thủy sinh thêm phần sinh động, thường mọi người sẽ nuôi cá chung với tôm cảnh. Nhưng không phải loài cá nào cũng có thể sống hòa thuận với tôm cảnh và không gây hại hoặc tranh giành với tôm cảnh.
Một số loài cá thường được nuôi cùng với tôm cảnh thích hợp như là cá chuột otto, cá trâm, cá bống vàng, tỳ bà bướm, tỳ bà thường,… Một số loài cá không nên nuôi cùng với tôm cảnh như là cá thủy tinh, cá bút chì, dòng cá Raboras, cá Angels,…
Phần kết
Bài viết trên của thuysinh43 đã bật mí cho các bạn những thông tin về các lọai tôm cảnh phổ biến cùng với những đặc tính của chúng cho độc giả có thể tham khảo. Hy vọng thông qua bài viết này, có thể giúp mọi người có thêm sự lựa chọn trong việc chọn mua các loại tôm cảnh, đặc biệt nắm được những lưu ý nuôi tôm cảnh đúng cách để chúng trở nên khỏe mạnh nhất nhé!